Thứ Năm, 18 tháng 6, 2015

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Khai giảng năm nay

Khai giảng! Khai giảng!

Năm nay nghe nói hơn 18 triệu học sinh khai giảng năm học 2013-2014 đây!

Nhà mình có chị lợn vàng ngáo ngơ cũng vào trường đấy! Sáng dậy từ 5g30, mắt nhắm mắt mở, mẹ nhét cho tí thức ăn vào mồm tồi...lên đường!

Trời mưa dầm dề...các cháu chen chúc ngoài các hành lang, sân khấu ngoài trời trang hoàng đẹp đẽ để phơi mưa...Tiếng loa vang vang nào Truyền thống nhà trường, nào nhiệm vụ năm học (có trích cả Nghị quyết trung ương và gì gì ủy nữa đấy (Ông ngồi quán cà phê xa xa nghe không rõ!)Rồi đại diện học sinh hứa hẹn v..v.. hình như là đúng theo kịch bản của "cấp trên".

9g tan...cổng trường náo nhiệt ô, nón, áo mưa...ông bà tìm cháu, bố mẹ tìm con nháo nhác, xôn xao, ồn ào, náo nhiệt... Hồi lâu rồi cũng đưa được cháu về nhà.

Hỏi: Hôm nay cháu khai trường như thế nào? - Đáp: Cô giáo bảo ngồi im, em nào mất traath tự cô phạt! Chấm hết!

Thứ Ba, 1 tháng 1, 2013

Lời chúc đầu năm

Chúc cho mọi con dân Đất Việt sang năm mới 2013...dần dần được NGỬNG ĐẦU LÊN!

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

CHUYỆN NOEL

Mọi chuyện cổ tích, mọi tín điều...đều là sản phẩm của con người! Phật Đản, Giáng sinh...và mọi thứ thần thánh phật tiên , từ Jehovah, Allah, Cakya Muni, Ngọc hoàng Thượng đế, Jesus Christ v..v.. đều chỉ là sản phẩm của một "cộng đồng trí tưởng tượng" nào đấy, được bổ sung xây dựng hình thành dần dần qua thời gian. Vì vậy đừng ai phê phán gì khi một dân tộc đang phải nhập ngoại quá nhiều tín điều như Việt Nam chúng ta cũng đang bắt đầu "bịa" ra một tín điều cho nó có bản sắc dân tộc: Tín điều về Âu cơ - Lạc Long quân và 18 Cụ Vua Hùng!

Lễ Giáng Sinh

Chữ Giáng sinh nguồn gốc từ chữ natalis, nghĩa là ngày sinh ra đời. Đặc biệt là hồi mới có Thiên chúa giáo, không có Noël. Thật vậy, Thánh kinh không nói rõ ngày Giáng sinh. Có vài Giáo hoàng định ngày sinh của Chúa Jésus khoảng tháng 3 hay tháng 4.

Noël được phát minh năm 354 khi Giáo hoàng Liberus muốn biến đổi cách tôn thờ Thần Mithras mà người ta sùng bái mỗi lần Ðông chí dưới dạng một bé sơ sinh, được thay thế bởi sự sinh ra đời của Chúa Jésus. Ðể tránh nhầm lẫn, ông đã lấy ngày 25 tháng 12 cho lễ này.
Nguồn gốc của Ông Già Noël là một hình ảnh được tưởng tượng từ những lễ Ðông chí (ngày 21 tháng 12). Cái chụp của ống khói chứa đầy quà cáp - ban đầu là trái cây, tượng trưng cho sự đổi mới (renouveau) của Thiên nhiên.

Ông Già Noël không có biên giới: Père Noël ở Pháp, Father Christmas Anh, Babbo Natale Ý, Weihnachtsmann Đức, Santa Claus Mỹ … Khi những người Hà Lan định cư bên Mỹ, tên Thánh Nicolas tiếng Hà Lan là Sinter Klass, trở thành Santa Claus. Ông Già Noël có nguồn gốc từ Thánh Nicolas: râu dài, áo choàng đó ngồi trên lưng con lừa.

Theo thời gian, Ông Già Noël có hình dáng một ông già mập bụng tròn, tóc râu bạc trắng, cưỡi xe trượt tuyết do bầy hươu ( tuần lộc) bay trên không kéo.

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

Encore une fois, Chapeaux! Camarades Coréens!

TUYỆT VỜI! CÁC ĐỒNG CHÍ TRIỀU TIÊN!

Trong một đất nước bị bao vây bốn phía, bị cô lập đến tột cùng còn hơn cả Việt Nam chúng ta thời bị cấm vận trước 1995.

Thế nhưng với sự hy sinh to lớn và trí sáng tạo vô biên, nhân dân Triều tiên đã làm cho cả thế giới phải nghiêng mình kính phục.

Ngày 12 -12 - 2012, tên lửa đạn đạo mang nhãn hiệu Triều Tiên đã được phóng thành công, đặt một vệ tinh nhân tạo vào quỹ đạo. Để đạt điều đó người Triều Tiên đã thắt lưng buộc bụng chi ra hơn 2 tỷ USD - tương đương 40.000 tỷ đồng VN: số tiền rất lớn đối với quốc gia này, số tiền đủ để bù đắp thiếu hụt lương thực cho toàn dân trong hàng chục năm...

Thực ra số tiền đó đâu có lớn lắm đối với Việt Nam chúng ta: Nó chỉ bằng non một nửa mà QUẢ ĐẤM THÉP Vinashin "tái cơ cấu" lên đầu 86 triệu dân Việt mình thôi mà!

Chưa hết: cùng với khoa học kỹ thuật và công nghệ quốc phòng ở đỉnh cao thế giới, mọi mặt khác: Thể thao, văn hóa...đều có thể ngửng mặt so tài với các cường quốc 5 châu chứ có đâu chúi mũi ngụp lặn dưới đáy vũng lầy ASEAN như mình!

Thôi nhé! Ngậm những cái miệng ăn bẩn, nói phét lại đi! CHÁN! CHÁN! Và CHÁN!



Hành trình chinh phục công nghệ tên lửa của Triều Tiên

Triều Tiên hôm nay tuyên bố đã phóng thành công một tên lửa mang vệ tinh, nỗ lực tiếp theo trong cuộc hành trình dài chinh phục tên lửa của đất nước bí ẩn này.

Người dân Seoul theo dõi tin về vụ phóng tên lửa hôm nay của Triều Tiên tại một ga tàu. Ảnh: AFP

Dưới đây là những cột mốc quan trọng trong chương trình phát triển tên lửa của Triều Tiên:

Cuối thập niên 70: Triều Tiên bắt tay vào phát triển phiên bản của tên lửa Xô Viết Scud-B, có tầm phóng 300 km. Tên lửa này sau đó được phóng lên vào năm 1984.

1987-1992: Triều Tiên bắt đầu phát triển biến thể của tên lửa Scud-C có tầm phóng 500 km, Rodong-1 với tầm phóng 1.300 km, Taepodong-1 có tầm phóng 2.500 km, Musudan-1 với tầm phóng 3,000 km và Taepodong-2 có phạm vi hoạt động lên tới 6.700 km.

Tháng 9/1998: Bình Nhưỡng phóng tên lửa Taepodong-1 mang vệ tinh bay qua Nhật Bản nhưng thất bại.

Tháng 9/1999: Nước này tuyên bố tạm ngừng các vụ thử nghiệm tên lửa nhằm mục đích cải thiện quan hệ với Mỹ.

12/7/2000: Vòng thứ 5 của cuộc đàm phán về tên lửa Triều Tiên kết thúc ở Kuala Lumpur mà không đạt được thỏa thuận, sau khi Bình Nhưỡng yêu cầu một khoản viện trợ một tỷ USD một năm nếu muốn nước này ngừng xuất khẩu tên lửa.

Tháng 12/2002: 15 tên lửa Scud do Triều Tiên sản xuất bị tịch thu trên một chuyến tàu đến Yemen.

3/3/2005: Triều Tiên chấm dứt thời giạn tạm ngừng thử tên lửa tầm xa, đổ lỗi cho chính sách "thù địch" của chính quyền Mỹ.

5/7/2006: Triều Tiên thử nghiệm 7 tên lửa, trong đó có một tên lửa tầm xa Taepodong-2 phát nổ chỉ 40 giây sau khi phóng.

15/7/2006: Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA) thông qua Nghị quyết 1695, yêu cầu dừng tất cả các hoạt động tên lửa đạn đạo và cấm kinh doanh các mặt hàng liên quan đến tên lửa với Triều Tiên.

9/10/2006: Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân dưới lòng đầu lần đầu tiên.

14/10/2006: HĐBA thông qua Nghị quyết 1718, yêu cầu ngừng các vụ thử tên lửa và hạt nhân, cấm cung cấp các mặt hàng liên quan đến những chương trình này và các vũ khí khác.

5/4/2009: Tên lửa tầm xa của Triều Tiên bay qua Nhật Bản và rơi xuống Thái Bình Dương trong nỗ lực mà nước này tuyên bố là đưa vệ tinh vào quỹ đạo. Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc xem đây là một vụ thử nghiệm tên lửa Taepodong-2 trá hình.

13/4/2009: HĐBA lên án vụ phóng tên lửa trên, nhất trí thắt chặt các biện pháp trừng phạt hiện có. Triều Tiên rút lui khỏi các cuộc đàm phán giải trừ vũ khí hạt nhân để phản đối và thề sẽ khởi động lại chương trình phát triển plutonium.

25/5/2009: Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân dưới lòng đất lần hai, mạnh hơn nhiều lần so với vụ thử đầu tiên.

12/6/2009: HĐBA thông qua Nghị quyết 1874, áp đặt biện pháp trừng phạt mạnh hơn với chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.

4/7/2009: Triều Tiên thử 7 tên lửa đạn đạo ở ngoài khơi bờ biển phía đông.

18/2/2009: Những hình ảnh vệ tinh cho thấy Triều Tiên đã hoàn thành một tháp phóng tại căn cứ tên lửa mới ở bờ biển phía tây Tongchang-ri.

15/5/2011: Triều Tiên và Iran bị nghi ngờ chia sẻ công nghệ tên lửa đạn đạo, theo một báo cáo của Liên Hợp Quốc.

16/3/2012: Triều Tiên tuyên bố sẽ phóng một tên lửa tầm xa từ 12 đến 16/4 nhằm đưa một vệ tinh vào quỹ đạo.

13/4/2012: Tên lửa được phóng đi từ căn cứ Tongchang-ri nhưng phát nổ chỉ chưa đầy hai phút sau đó và rơi xuống biển Hoàng Hải.

1/12/2012: Bình Nhưỡng lại tuyên bố sẽ phóng một tên lửa khác trong tháng, dẫn đến sự lên án từ các nước và sự quan ngại từ cả đồng minh Trung Quốc.

9/12/2012: Bình Nhưỡng cho biết vụ phóng có thể bị hoãn lại, trong khi các nhà phân tích nhận định trục trặc kỹ thuật hoặc tuyết rơi dày có thể kéo dài thời gian chuẩn bị phóng.

12/12/2012: Triều Tiên bất ngờ phóng tên lửa. Nhật Bản cho biết tên lửa đã bay qua quần đảo phía nam Okinawa nhưng nước này không ra lệnh bắn hạ. Hàn Quốc cho hay các tầng của tên lửa đã rơi đúng các vị trí dự kiến. Hãng thông tấn KCNA tuyên bố Triều Tiên đã đưa vệ tinh vào quỹ đạo thành công.

Anh Ngọc (theo AFP)

Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2012

Giảm ùn tắc giao thông.

HIẾN KẾ CHO ĐINH BỘ TRƯỞNG HIẾN KẾ CHO "ĐINH BỘ TRƯỞNG"

Có lẽ từ khi thành lập cái nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trước kia cho đến CHXHCN Việt Nam ngày nay, chưa bao giờ dân ta có được một Bộ trưởng năng nổ, năng nổ, nổ nổ... như Ông Đinh La To - ấy chết, bập bập, xin lỗi, đính chính : Đinh La Thăng - A#.
Ngay từ khi nhậm chức Tư Lịnh ngành - tự phong - suốt đêm ngày ông lo trăm phương nghìn kế để kiếm cho ra mấy trăm ngàn tỷ nhằm: trước mắt thì bù lỗ cho cái lũ ăn đất gặm đường nhiều quá, cầu chưa vá đã bong, đường chưa xong đã lún... (cái này là do cánh tiền nhiệm à nhe!), kế đó là xây mấy cái trụ sở văn phòng từ Bộ đến các Cục các Hòn cho nó khang trang một tẹo, tạo dấu ấn, có đón bạn bè cũ bên TNXP, bên Sông Đà, bên Dầu khí ...về chơi còn ngửa mặt lên chứ! (Chứ gì! Đường đường chính khách lên vai Bộ trưởng, tụi quân gia cũ nó dám tiễn chân cái xế hộp xe-cờn-hen mà dám hét giá lên 2, 6 tỷ thì chua thật).
Việc chính là THU được tiền, nhưng gọi là tiền gì đấy? Thuế/ phí làm đường? Ngân sách ngành giao thông có rồi mà. Các đoạn cao tốc thấp tốc BOT các kiểu dựng trạm thu tiền, có khi xe chạy mươi km đã bị trấn rồi còn gì? Lại còn tiền thu qua xăng dầu nữa để làm gì? (Tội nghiệp mấy chú mua xăng về chạy máy nổ bơm nước tưới cây, máy điện dự phòng khi mất điện dài dài cũng phải è cổ ra đóng phí làm đường). Đổi tên gọi lại là : Phí chống ùn tắc giao thông cũng không ổn, dân tình chúng nó cứ hỏi xách mé: "Làm sao cứ nộp tiền cho ông GT, để làm gì chẳng biết mà rồi tự nhiên Hà Nội, TP HCM cứ tự nhiên hết tắc đường". Còn nữa, " Vậy mấy anh Mù cang chải, Hoàng su phì...cả huyện có vài cái ô tô cà khổ, quanh năm đường chẳng bao giờ tắc thì đóng phí mà chống cái gì?"
Lại đổi tên: thôi thì gọi là phí hạn chế phương tiện cá nhân hay là phí chống CÓ XE vậy. Nhưng hình như khoản này cũng có thu rồi thì phải! Chứ cái thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Tăng thuế trước bạ lên tận mây xanh là gì? (Vì thế mà dân tình trước đây cứ sang nhà mấy chú em chậm phát triển như Lào, Campuchia mà mua xế hộp rẻ). Thôi thôi, ếch nào cũng là thịt, tên gọi thuế gì, phí gì không quan trọng miễn làm sao Quốc hội quyết cho Ông Bộ thu được tiền là mừng (nhẩm tính thu hai năm được cỡ 12, 13 ngàn là hòm hòm là đủ tiền xây trụ sở Bộ, còn mọi chuyện tính sau!). Vì Dân vì Nước mà đâm ra Ông cứ bị "chửi" (Ấy là ông tự khai thì mình mới biết đấy chứ) thật là một đầy tớ nhân dân đáng nể!
Ấy nhưng mà giả như thu được phí rồi thì làm sao mà chống tắc đường???
Sau đây là một số biện pháp chắc chắn là hữu hiệu xin hiến kế cho Tư lịnh ngành Giao thông.
1. Nâng cao năng lực vận chuyển của xe 2 bánh: Một mô tô chỉ chiếm diện tích đường bằng 25% so vối ô tô.
Nhưng vận tải hành khách kiểu này rõ ràng gần bằng 2 xe ô tô: Giảm phương tiện lưu thông! Bớt tắc đường rõ rệt!



2. Vận tải hàng hóa cũng vậy! Năng lực vận chuyển của các xe máy này kém gì một xe tải cồng kềnh chiếm nhiều diện tích mặt đường.


3. Tiếp đón quốc tế, ngoại giao, du lịch v..v.. sử dụng xe máy cũng thật là ưu việt!

4. Mà nếu xe máy bắt đóng phí thật nặng thì càng hay: Dân phải chuyển sang dùng xe đạp, dân ta vốn có kỹ năng đi xe đạp tuyệt vời mà!...

...mà xem ra năng lực vận tải hành khách và hàng hóa của xe đạp cũng đâu có kém ô tô, xe máy!

5. Còn đây nữa, thứ "cải tiến" lắp động cơ 1 bò (không phải 1 ngựa) này thì xếp vào loại phương tiện nào đây?