NGUYỄN SƠN - Lưỡng quốc tướng quân - Văn võ song toàn
Thứ tư, ngày 03 tháng sáu năm 2009
Kẹo Cu Đơ
Mỹ Hiền-
"Đi mô cũng nhớ về Hà Tĩnh"
Trong nỗi nhớ của người đi xa, có lẽ còn đằm ở đầu lưỡi hương vị riêng biệt của kẹo Cu Đơ. Nghe kể lại rằng từ xa xưa có một ông cụ người Hương Sơn (một huyện thuộc tỉnh Hà Tĩnh) tên là Cu Đơ (Cu Đơ tiếng địa phương có nghĩa là anh Đơ) chuyên nấu loại kẹo này để ăn. Anh Cu Đơ chính là người đã đặt những "viên gạch" đầu tiên để tạo ra sản phẩm này. Chỉ đơn giản là sự kết hợp giữa mật và lạc, pha thêm một chút gừng, chanh, toàn những thứ dễ kiếm ở quê nhà. Khi ông Cu Đơ qua đời người dân ở đây đã nối nghề ông, và từ đó thứ kẹo mộc mạc kia được mang tên người làm ra nó: Cu Đơ.Cu Đơ ở thị xã Hà Tĩnh đủ cả bốn mùa, nhất là mùa đông, khi cái lạnh đã về, Cu Đơ được tiêu thụ nhiều nhất. Dọc đường số 1, từ ngã ba Hà Tĩnh đi vào đến cầu Phủ - hai bên đường đâu đâu cũng treo tấm bảng: "Tại đây có bán Cu Đơ", Cu Đơ được xếp thành từng chồng, gói bọc cẩn thận để người đi đường dễ dàng xuống mua mà không phải mất thời gian. Mỗi lần có xe dừng lại, những người bán hàng rong chạy xúm lại "Ai mua Cu Đơ này". Hành khách ở trên xe ai cũng nếm thử một miếng Cu Đơ để nhớ một lần qua cái xứ nắng nóng.Cu Đơ được nấu từ mật có thêm một ít nha nấu đúng kỹ thuật là loại rất ngon. Để tấm Cu Đơ đạt tiêu chuẩn phải là loại Cu Đơ nấu đúng kỹ thuật, cái bánh đa phải là loại bánh vừa phải, không dày, không mỏng có thêm những hạt vừng đen. Lạc cũng là một trong những nguyên liệu quyết định Cu Đơ ngon hay không? Lạc phải được rang lên bằng lạc củ, rồi sau đó mới bóc thành lạc nhân, như thế lạc mới không bị cháy mà còn thơm và giòn nữa, lạc phải chắc và đều... Và cuối cùng là nguyên liệu mật - mật là nguyên liệu quan trọng nhất. Mật mía phải nguyên chất, không được pha tạp đường, nếu có đường vào là tấm Cu Đơ sẽ không ngon và nhanh hỏng.Nhìn bề ngoài, kẹo Cu Đơ khá mộc mạc, nhưng để làm cho ngon cũng lắm công phu, từ khâu chuẩn bị chất liệu đến khâu chế biến rồi đến công đoạn nấu, từng tí từng tí một rất tinh tế.Chỉ có ở Hà Tĩnh mới làm ra được những tấm Cu Đơ thuyết phục khách tứ phương mà thôi. ở Nghệ An hay Quảng Bình cũng có Cu Đơ bày bán la liệt ở ga tàu hay bến xe, nhưng không đủ hương vị như Cu Đơ Hà Tĩnh.Cu Đơ uống với nước chè xanh thì thật là tuyệt vời. Cái mùi vị béo ngọt, thơm cay dìu dịu thấm dần rồi lan tỏa trên đầu lưỡi để lại cảm giác khó quên cho ai đã được một lần nếm thử.
Kẹo Cu Đơ
Mỹ Hiền-
"Đi mô cũng nhớ về Hà Tĩnh"
Trong nỗi nhớ của người đi xa, có lẽ còn đằm ở đầu lưỡi hương vị riêng biệt của kẹo Cu Đơ. Nghe kể lại rằng từ xa xưa có một ông cụ người Hương Sơn (một huyện thuộc tỉnh Hà Tĩnh) tên là Cu Đơ (Cu Đơ tiếng địa phương có nghĩa là anh Đơ) chuyên nấu loại kẹo này để ăn. Anh Cu Đơ chính là người đã đặt những "viên gạch" đầu tiên để tạo ra sản phẩm này. Chỉ đơn giản là sự kết hợp giữa mật và lạc, pha thêm một chút gừng, chanh, toàn những thứ dễ kiếm ở quê nhà. Khi ông Cu Đơ qua đời người dân ở đây đã nối nghề ông, và từ đó thứ kẹo mộc mạc kia được mang tên người làm ra nó: Cu Đơ.Cu Đơ ở thị xã Hà Tĩnh đủ cả bốn mùa, nhất là mùa đông, khi cái lạnh đã về, Cu Đơ được tiêu thụ nhiều nhất. Dọc đường số 1, từ ngã ba Hà Tĩnh đi vào đến cầu Phủ - hai bên đường đâu đâu cũng treo tấm bảng: "Tại đây có bán Cu Đơ", Cu Đơ được xếp thành từng chồng, gói bọc cẩn thận để người đi đường dễ dàng xuống mua mà không phải mất thời gian. Mỗi lần có xe dừng lại, những người bán hàng rong chạy xúm lại "Ai mua Cu Đơ này". Hành khách ở trên xe ai cũng nếm thử một miếng Cu Đơ để nhớ một lần qua cái xứ nắng nóng.Cu Đơ được nấu từ mật có thêm một ít nha nấu đúng kỹ thuật là loại rất ngon. Để tấm Cu Đơ đạt tiêu chuẩn phải là loại Cu Đơ nấu đúng kỹ thuật, cái bánh đa phải là loại bánh vừa phải, không dày, không mỏng có thêm những hạt vừng đen. Lạc cũng là một trong những nguyên liệu quyết định Cu Đơ ngon hay không? Lạc phải được rang lên bằng lạc củ, rồi sau đó mới bóc thành lạc nhân, như thế lạc mới không bị cháy mà còn thơm và giòn nữa, lạc phải chắc và đều... Và cuối cùng là nguyên liệu mật - mật là nguyên liệu quan trọng nhất. Mật mía phải nguyên chất, không được pha tạp đường, nếu có đường vào là tấm Cu Đơ sẽ không ngon và nhanh hỏng.Nhìn bề ngoài, kẹo Cu Đơ khá mộc mạc, nhưng để làm cho ngon cũng lắm công phu, từ khâu chuẩn bị chất liệu đến khâu chế biến rồi đến công đoạn nấu, từng tí từng tí một rất tinh tế.Chỉ có ở Hà Tĩnh mới làm ra được những tấm Cu Đơ thuyết phục khách tứ phương mà thôi. ở Nghệ An hay Quảng Bình cũng có Cu Đơ bày bán la liệt ở ga tàu hay bến xe, nhưng không đủ hương vị như Cu Đơ Hà Tĩnh.Cu Đơ uống với nước chè xanh thì thật là tuyệt vời. Cái mùi vị béo ngọt, thơm cay dìu dịu thấm dần rồi lan tỏa trên đầu lưỡi để lại cảm giác khó quên cho ai đã được một lần nếm thử.
Bàn về cội nguồn tên gọi CU ĐƠ
Có nhiều giả thuyết về tên gọi CU ĐƠ, hiện nay đã nổi tiếng trong cả nước - và có thể ở cả cộng đồng người Việt nước ngoài.Nhiều báo chí, wikipedia...đều có cách giải thích mập mờ là chữ Đơ bắt nguồn từ chữ Pháp: Deux là Hai nhưng lập luận đều chưa rõ ràng.
Là một người may mắn "sống trong cuộc" tôi xin đưa ra đóng góp nhỏ sau đây.
1/ Kẹo lạc nấu với mật mía - mạch nha đã có ở vùng quê Nghệ Tĩnh từ rất lâu, không ai còn biết từ thời nào.Trước đây người ta nấu lẹo kạc xong khi còn nóng đổ ra khay lót bằng lá chuối khô. Khi ăn thì tước theo từng sợi lá chuối. Về sau, vì kẹo lót lá chuối có vẻ "dân dã" quá nên người ta dùng giấy bản để lót khay lúc ăn kẹo thì lột giấy ra. Tuy nhiên kẹo lạc lót lá chuối khô hay lót giấy bản đều có nhược điểm là khi ăn phải lột ra mà cầm lại dính tay, không tiện.Vùng Hương Sơn, một huyện miền núi Hà Tĩnh có nhà anh Cu Hai vốn có nghề gia truyền làm kẹo lạc ( Chú thích: Vùng Nghệ Tĩnh có tục lệ gọi tên: Người nào sinh con trai đầu lòng thì gọi là anh Cu, chị Cu, con trai gọi là Cu - Cu Tí, Cu Tèo, người nào có con gái đầu lòng thì gọi là anh Đĩ, chị Đĩ, con gái gọi là Đĩ - Đĩ Đào, Đĩ Mận - tuyệt đối không có nghĩa xấu! Tục lệ này mãi cuối những năm 90 thế kỷ trước vẫn tồn tại ở nhiều vùng quê choa! Anh Cu Hai là con thứ hai, có con trai đầu lòng nên gọi là Cu Hai - Đơn giản vậy thôi!)
Kẹo nhà anh Cu Hai thơm ngon vì ngoài mật mía - mạch nha và lạc anh còn có bí quyết pha chế thêm tí gừng, tí chanh ( vỏ chanh và nước chanh ) nên mùi vị kẹo thơm ngon đặc biệt. Nhưng sáng tạo độc đáo của anh Cu Hai là : Thay vì dùng lá chuối khô hay giấy bản để lót khay kẹo, anh dùng bánh đa - bánh tráng - mỏng, đổ luôn mẻ kẹo mới nấu lên bánh rồi úp hai miếng kẹo làm một, phía có bánh đa quay ra ngoài. Kẹo lạc lót bánh đa như vậy có thể ăn ngay cả bánh đa, không cần bóc, không dính tay mà cái vị bùi thơm của bánh đa, vị béo của vừng lại tôn thêm vị ngon của kẹo lạc lên nhiều lần.
Từ đó người ta gọi kẹo lạc Cu Hai là kẹo lạc đổ lên bánh đa để phân biệt với kẹo lạc thường.
2/ Hồi đầu kháng chiến chống Pháp, quãng năm 1948 - 1949, nhiều cán bộ chiến sĩ quân đội phải đi chiến trường xa, gia đình khó khăn không thể lo cho con cái học hành. Trước tình hình đó, tướng NGUYỄN SƠN - lúc đó là Tư lệnh Quân khu IV - quyết định thành lập Trường Thiếu sinh quân Liên khu IV - đóng tại Hương Sơn - để nuôi dạy các cháu con em các gia đình khó khăn của cán bộ chiến sĩ trong Quân khu. Tướng Nguyễn Sơn đã mạnh dạn quyết định rút một phần trong khẩu phần vốn đã rất ít ỏi của cán bộ chiến sĩ trong quân khu để nuôi dạy các cháu: quyết định này được toàn quân rất đồng tình.
Nhà trường đã mời nhiều Thầy giáo giỏi và đầy tâm huyết - lính và không phải lính - về đảm nhiệm việc nuoi và dạy các cháu. Tuy thời gian tồn tại không lâu nhưng Trường Thiếu sinh quân LK IV đã trở thành một cái nôi đào tạo nên nhiều cán bộ, trí thức tương lai cho quân đội và cho Nhà nước sau này. Những cán bộ khoa học, cán bộ quân dội, cán bộ quản lý nhà nước xuất thân từ cái nôi đó mãi mãi không bao giờ quên tình cảm nồng ấm dưới mái trường Thiếu sinh quân LK IV, không bao giờ quên vị tướng tài năng và nhân hậu đầy chất nhân văn của một thời để nhớ!
Trường TSQ thực hiện kỷ luật quân sự rất nghiêm...nhưng học trò bao giờ cũng vẫn là học trò, nghĩa là chỉ đứng sau quỉ và ma, thời buổi duy vật ngày nay không còn ma quỷ nữa thì chỉ có học trò là ...nhất! Thôn xóm yên bình lặng lẽ của miền núi Hương Sơn sôi động hẳn lên từ ngày đón các khóa học sinh quân trẻ trung hồn nhiên năng động.
Quán anh Cu Hai với đặc sản kẹo lạc bánh đa ở gần trường, thú vui xa xỉ gần như là duy nhất của các chú "lính tập sự" là thỉnh thoảng hẹn nhau ra quán anh Cu Hai. Để bí mật hẹn hò , các chú thường "nói lóng" với nhau là : Ra quán Cu Đơ ( Tiếng Pháp Đơ = DEUX nghĩa là hai - nên nhớ là trong chương trình Trung học chính khóa thời đấy vẫn có môn Tiếng Pháp và học sinh TSQ LK IV được học Tiếng Pháp với một người Thầy rất đặc biệt - một kẻ "có tội với chế độ" nhưng bằng cách nào đó mà Tướng Nguyễn Sơn đã đưa được về dạy cho học sinh và đã làm cho Ông trở thành một người Thầy có đóng góp không ít cho Nhà trường: Thầy NGUYỄN TIẾN LÃNG)
Tên lóng Kẹo Cu Đơ dần dà trở thành một thương hiệu, thương hiệu đó theo gót chân những học sinh, những người lính trưởng thành từ trường Thiếu sinh quân LK IV vào phân khu Bình Trị Thiên, ra Thanh Hóa, Khu III, lên Việt Bắc và lan khắp cả nước...và có lẽ phổ biến cả trong cộng đồng người Việt hải ngoại và đến nay đã trở thành một niềm tự hào của QUÊ CHOA!
Nhưng có mấy ai biết được rằng thương hiệu KẸO CU ĐƠ bắt nguồn từ trò nói lóng tinh nghịch của những chú "lính tập sự một thời" của Trường Thiếu sinh quân Liên khu IV?
Được đăng bởi Qingshan vào lúc 08:29 0 nhận xét
Có nhiều giả thuyết về tên gọi CU ĐƠ, hiện nay đã nổi tiếng trong cả nước - và có thể ở cả cộng đồng người Việt nước ngoài.Nhiều báo chí, wikipedia...đều có cách giải thích mập mờ là chữ Đơ bắt nguồn từ chữ Pháp: Deux là Hai nhưng lập luận đều chưa rõ ràng.
Là một người may mắn "sống trong cuộc" tôi xin đưa ra đóng góp nhỏ sau đây.
1/ Kẹo lạc nấu với mật mía - mạch nha đã có ở vùng quê Nghệ Tĩnh từ rất lâu, không ai còn biết từ thời nào.Trước đây người ta nấu lẹo kạc xong khi còn nóng đổ ra khay lót bằng lá chuối khô. Khi ăn thì tước theo từng sợi lá chuối. Về sau, vì kẹo lót lá chuối có vẻ "dân dã" quá nên người ta dùng giấy bản để lót khay lúc ăn kẹo thì lột giấy ra. Tuy nhiên kẹo lạc lót lá chuối khô hay lót giấy bản đều có nhược điểm là khi ăn phải lột ra mà cầm lại dính tay, không tiện.Vùng Hương Sơn, một huyện miền núi Hà Tĩnh có nhà anh Cu Hai vốn có nghề gia truyền làm kẹo lạc ( Chú thích: Vùng Nghệ Tĩnh có tục lệ gọi tên: Người nào sinh con trai đầu lòng thì gọi là anh Cu, chị Cu, con trai gọi là Cu - Cu Tí, Cu Tèo, người nào có con gái đầu lòng thì gọi là anh Đĩ, chị Đĩ, con gái gọi là Đĩ - Đĩ Đào, Đĩ Mận - tuyệt đối không có nghĩa xấu! Tục lệ này mãi cuối những năm 90 thế kỷ trước vẫn tồn tại ở nhiều vùng quê choa! Anh Cu Hai là con thứ hai, có con trai đầu lòng nên gọi là Cu Hai - Đơn giản vậy thôi!)
Kẹo nhà anh Cu Hai thơm ngon vì ngoài mật mía - mạch nha và lạc anh còn có bí quyết pha chế thêm tí gừng, tí chanh ( vỏ chanh và nước chanh ) nên mùi vị kẹo thơm ngon đặc biệt. Nhưng sáng tạo độc đáo của anh Cu Hai là : Thay vì dùng lá chuối khô hay giấy bản để lót khay kẹo, anh dùng bánh đa - bánh tráng - mỏng, đổ luôn mẻ kẹo mới nấu lên bánh rồi úp hai miếng kẹo làm một, phía có bánh đa quay ra ngoài. Kẹo lạc lót bánh đa như vậy có thể ăn ngay cả bánh đa, không cần bóc, không dính tay mà cái vị bùi thơm của bánh đa, vị béo của vừng lại tôn thêm vị ngon của kẹo lạc lên nhiều lần.
Từ đó người ta gọi kẹo lạc Cu Hai là kẹo lạc đổ lên bánh đa để phân biệt với kẹo lạc thường.
2/ Hồi đầu kháng chiến chống Pháp, quãng năm 1948 - 1949, nhiều cán bộ chiến sĩ quân đội phải đi chiến trường xa, gia đình khó khăn không thể lo cho con cái học hành. Trước tình hình đó, tướng NGUYỄN SƠN - lúc đó là Tư lệnh Quân khu IV - quyết định thành lập Trường Thiếu sinh quân Liên khu IV - đóng tại Hương Sơn - để nuôi dạy các cháu con em các gia đình khó khăn của cán bộ chiến sĩ trong Quân khu. Tướng Nguyễn Sơn đã mạnh dạn quyết định rút một phần trong khẩu phần vốn đã rất ít ỏi của cán bộ chiến sĩ trong quân khu để nuôi dạy các cháu: quyết định này được toàn quân rất đồng tình.
Nhà trường đã mời nhiều Thầy giáo giỏi và đầy tâm huyết - lính và không phải lính - về đảm nhiệm việc nuoi và dạy các cháu. Tuy thời gian tồn tại không lâu nhưng Trường Thiếu sinh quân LK IV đã trở thành một cái nôi đào tạo nên nhiều cán bộ, trí thức tương lai cho quân đội và cho Nhà nước sau này. Những cán bộ khoa học, cán bộ quân dội, cán bộ quản lý nhà nước xuất thân từ cái nôi đó mãi mãi không bao giờ quên tình cảm nồng ấm dưới mái trường Thiếu sinh quân LK IV, không bao giờ quên vị tướng tài năng và nhân hậu đầy chất nhân văn của một thời để nhớ!
Trường TSQ thực hiện kỷ luật quân sự rất nghiêm...nhưng học trò bao giờ cũng vẫn là học trò, nghĩa là chỉ đứng sau quỉ và ma, thời buổi duy vật ngày nay không còn ma quỷ nữa thì chỉ có học trò là ...nhất! Thôn xóm yên bình lặng lẽ của miền núi Hương Sơn sôi động hẳn lên từ ngày đón các khóa học sinh quân trẻ trung hồn nhiên năng động.
Quán anh Cu Hai với đặc sản kẹo lạc bánh đa ở gần trường, thú vui xa xỉ gần như là duy nhất của các chú "lính tập sự" là thỉnh thoảng hẹn nhau ra quán anh Cu Hai. Để bí mật hẹn hò , các chú thường "nói lóng" với nhau là : Ra quán Cu Đơ ( Tiếng Pháp Đơ = DEUX nghĩa là hai - nên nhớ là trong chương trình Trung học chính khóa thời đấy vẫn có môn Tiếng Pháp và học sinh TSQ LK IV được học Tiếng Pháp với một người Thầy rất đặc biệt - một kẻ "có tội với chế độ" nhưng bằng cách nào đó mà Tướng Nguyễn Sơn đã đưa được về dạy cho học sinh và đã làm cho Ông trở thành một người Thầy có đóng góp không ít cho Nhà trường: Thầy NGUYỄN TIẾN LÃNG)
Tên lóng Kẹo Cu Đơ dần dà trở thành một thương hiệu, thương hiệu đó theo gót chân những học sinh, những người lính trưởng thành từ trường Thiếu sinh quân LK IV vào phân khu Bình Trị Thiên, ra Thanh Hóa, Khu III, lên Việt Bắc và lan khắp cả nước...và có lẽ phổ biến cả trong cộng đồng người Việt hải ngoại và đến nay đã trở thành một niềm tự hào của QUÊ CHOA!
Nhưng có mấy ai biết được rằng thương hiệu KẸO CU ĐƠ bắt nguồn từ trò nói lóng tinh nghịch của những chú "lính tập sự một thời" của Trường Thiếu sinh quân Liên khu IV?
Được đăng bởi Qingshan vào lúc 08:29 0 nhận xét
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét